Friday, 19/04/2024 - 22:49|
Chào mừng bạn đến với cổng thông tin điện tử của Trường THCS Văn Yên

MỘT SỐ KĨ NĂNG TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN ĐỊA LÍ 7

Địa lí là môn khoa học nghiên cứu các thành phần tự nhiên và nhân văn của môi trường, về kinh tế xã hội….

Môi trường là không gian sinh sống của con người và sinh vật, là nơi chứa đựng nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất, là nơi chứa đựng và phân hủy rác thải do con người tạo ra trong đời sống và hoạt động sản xuất,...

Trên thực tế, số bài có nội dung địa lí trùng với nội dung giáo dục bảo vệ môi trường chiếm tỉ lệ đáng kể. Do đó, môn học này có khả năng giáo dục bảo vệ môi trường rất to lớn. Thông qua môn Địa lí, giáo viên có thể giúp học sinh tìm hiểu được một cách sâu sắc bản chất về: Thành phần cấu tạo của môi trường: đất, nước, không khí và thế giới sinh quyển; sự biến đổi của các chất trong môi trường; ảnh hưởng của các yếu tố tới thành phần của môi trường. Trong thực tế giảng dạy bộ môn Địa lí ở trường THCS, nhiều giáo viên mới chỉ chú trọng tới việc cung cấp cho học sinh những kiến thức theo đúng yêu cầu cần phải đạt được sau một tiết học. Hơn thế nữa, một tiết học diễn ra trong thời gian 45 phút cũng khiến nhiều giáo viên “ngại” rèn kĩ năng và tích hợp với các môn học khác, đặc biệt là với việc hình thành ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh. Vì vậy vấn đề này nhiều khi bị xem nhẹ. Cùng với đặc thù là một ngôi trường đóng trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn, đời sống của người dân chủ yếu dựa vào nông nghiệp, phần đông các gia đình thuộc hoàn cảnh kinh tế khó khăn, phụ huynh chú tâm trong việc làm kinh tế nên ít quan tâm đến việc giáo dục con em mình. Học sinh chưa thực sự được giáo dục triệt để về vấn đề bảo vệ môi trường từ phía gia đình hay nhà trường. Cũng như chưa có môn học cụ thể nào, riêng biệt nào giúp các em hiểu một cách tường tận về môi trường và những tác động tiêu cực đến môi trường của con người gây hậu quả to lớn như thế nào, do đó kiến thức về môi trường của các em còn ở mức độ mơ hồ. Hiện nay, có rất nhiều học sinh chưa ý thức được về môi trường, ăn quà vặt trong trường, xả rác thải lung tung, vặn vòi nước sử dụng lãng phí, vệ sinh lớp học, chăm sóc bồn hoa cây cảnh theo sự phân công của nhà trường chưa tốt.

Tuy nhiên, do nhu cầu tích cực đổi mới các phương pháp dạy - học hiện nay với chủ trương lấy người học làm trung tâm, nhiều giáo viên đã nhạy bén và nhận thức rõ việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường là rất quan trọng nên tiết học đã có nhiều màu sắc hơn.

Là một giáo viên trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, tuy nhiên tôi cũng đã hiểu và biết cách chọn những hình thức lồng ghép giáo dục môi trường vào các bài học địa lí cho học sinh một cách phù hợp nhất.

Tôi dùng phương pháp đàm thoại, điều tra, khảo sát thực địa và sử dụng hình ảnh có liên quan để dẫn dắt học sinh tìm hiểu nội dung bài học. Trong dạy học Địa lí thì việc khai thác triệt để những hình ảnh có trong SGK là rất cần thiết bởi đây là phương tiện minh họa cho bài học thêm sinh động, ngoài những hình ảnh có sẵn trong sách SGK thì giáo viên dạy Địa lí phải tự tìm những video, hình ảnh, tài liệu có liên quan để đưa vào bài học nhằm giúp cho học sinh hình thành được kiến thức một cách cụ thể và nhanh nhất.

Trước khi áp dụng sáng kiến: Các em học sinh chưa ý thức được việc bảo vệ môi trường hoặc có ý thức nhưng không tự giác thực hiện. Không có những nhận thức đúng đắn về việc bảo vệ môi trường. Hiện tượng vứt rác bừa bài ra lớp học, sân trường vẫn còn ở đại đa số các lớp học. Đổ rác không đúng nơi quy định, chỉ cần sạch ở khu vực của lớp mình mà không giữ gìn vệ sinh chung của cả trường. Còn có tình trạng học sinh cho rằng bảo vệ môi trường là trách nhiệm của chính quyền và của người lớn.

Sau khi áp dụng sáng kiến: Có thể khẳng định rằng, khi dạy học lồng ghép, ý thức bảo vệ môi trường của học sinh đã nâng lên rõ rệt. Phần lớn các em học sinh yêu thích bộ môn Địa lí, có cách tiếp cận các nội dung kiến thức đa chiều hơn, hành vi ý thức tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường cũng tốt hơn, đúng đắn hơn.

Sau đây là một số hình ảnh

 

 

 

 

 

 

Lượt xem: 574
Tác giả: Cô Ma Hải Yến - GV Địa lí - Trường THCS Văn Yên
Bài tin liên quan
Chính phủ điện tử
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 136
Hôm qua : 100
Tháng 04 : 1.308
Năm 2024 : 21.304